Thư viện Liên hệ Thành viên
VCPMC - Trung tâm Bảo vệ Quyền tác giả Âm nhạc Việt Nam.
  • Về VCPMC  
    • Cơ cấu tổ chức
    • Nguyên tắc hoạt động
    • Tác giả ủy quyền
    • Quyền lợi
    • Điều kiện thành viên
    • Hướng dẫn đăng ký
    • Báo cáo hoạt động
    • Thông báo
  • Tác giả  
    • Quyền tác giả
    • Tác phẩm đi tìm tác giả
    • Đăng nhập
  • Người dùng  
    • Thủ tục cấp phép
    • Loại hình sử dụng
    • Biểu mức
    • Văn bản pháp luật  
      • Luật Việt Nam
      • Luật Quốc tế
      • Nghị định
      • Thông tư
    • Những điều cần biết
  • Hợp tác quốc tế  
    • VCPMC VỚI CISAC
    • VCPMC VỚI CMOs
  • Tin tức - sự kiện  
    • Tin mới
    • Câu chuyện tác quyền
  • Tư vấn pháp lý
Tác phẩm âm nhạc đi tìm tên tác giả

Tin mới

Hên, xui Xuân Ba
Cập nhật: 16/10/2019 Nguồn: Xuân Ba tienphong.vn

Nhạc sĩ NSƯT Đăng Xuân Ba - nghệ sĩ đàn bầu, đàn nguyệt… nổi danh. Cái năm đã xa - 2012, tôi có bài viết Xuân Ba viết về… Xuân Ba. Cũng vui đáo để. Hậu bài viết ấy xin được kể sau. Lần này lại có những dòng về ông bạn già tài hoa. Hên với xui… Mà chẳng phải là bỗng dưng?

Nhạc sĩ Xuân Ba trái và tác giả Xuân Ba

Hên

 Một ngày đẹp trời cuối tháng 4 năm nay, nhạc sĩ Xuân Ba nhận được một lá thư do Trung tâm bảo vệ Quyền tác giả Âm nhạc Việt Nam chuyển tới.

Kính gửi ông Xuân Ba!

…Tôi viết thư này bày tỏ lời xin lỗi chân thành nhất tới ông vì chúng tôi đã sử dụng nhạc phẩm “Tình quân dân” của ông trong bộ phim tài liệu “Chiến tranh Việt Nam” mà không hề xin phép ông trước. Công ty chúng tôi có truyền thống lâu đời trong việc tôn trọng các nghệ sĩ và trả thù lao công bằng và xứng đáng khi sử dụng tác phẩm của họ nhưng với trường hợp của ông, chúng tôi rất lấy làm tiếc xin lỗi ông vì trước đây chúng tôi không có điều kiện để xác định được chính ông là tác giả của tác phẩm này.

Thưa ông, “Tình quân dân” là một bản nhạc hay, đẹp và độc đáo. Chúng tôi rất tự hào khi được sử dụng tác phẩm đó trong phim của chúng tôi. Đó là bản nhạc tuyệt vời thể hiện rõ phong cách âm nhạc Việt Nam vào thời điểm bấy giờ. Chúng tôi cảm thấy rất vui và biết ông cùng Trung tâm bảo vệ quyền tác giả âm nhạc Việt Nam đã thông cảm cho chúng tôi đồng ý ký hợp đồng cấp phép để giải quyết vấn đề này.

Rất thân mến!

Michael Wel - Phó GĐ sản xuất The Vietnam War.

Thư của Đoàn làm phim The Vietnam War gửi NS Xuân Ba

… Bàn tay tuổi 79 từng vững chãi điêu luyện lướt trên những phím đàn nguyệt hoặc uyển chuyển trên cần đàn bầu lâu nay của nghệ sĩ bỗng thoáng chốc run rẩy khi cầm lá thư! Vâng The Vietnam War ông đã xem. Đã bất ngờ đến sững sờ khi nhận ra trong một số trường đoạn của phim, giai điệu nhạc phẩm Tình quân dân của mình suốt cả 8 tập trong 10 tập của phim The Vietnam War được láy đi láy lại. Khi bàng bạc khi sâu đậm đâu đó. Cảm động vì tận phương trời xa ngái nọ, lại có kẻ tri âm biết đến mình, đến bản nhạc Tình quân dân viết năm 1962 của mình.

 Rằng có tri âm, tri kỷ thì cái ông đạo diễn của The Vietnam War mới nâng tầm hiệu ứng của Tình quân dân bằng công cụ bộ gõ cùng với dàn trống hiện đại nhằm tạo sự biểu đạt cao hơn vốn trước nay vẫn thể hiện bằng âm thanh đàn nguyệt trên nền tam thập lục mà vẫn giữ được hồn cốt của bản nhạc. Đồng nghiệp trong nước cũng như nhạc sĩ Xuân Ba cảm động nhận ra người thể hiện âm thanh cùng giai điệu Tình quân dân trong The Vietnam War là nữ nghệ sĩ người Nhật quốc tịch Mỹ Hatita Fujii, người được mệnh danh phù thủy âm thanh… Chất liệu Tình quân dân của nhạc sĩ Xuân Ba dường như một dạng concerto một câu chuyện đời buồn vui như một cơ hội để nghệ sĩ nào đó thể hiện tài năng của mình?

Duy nhất trong tập 8 của giai điệu Tình quân dân lại cổ điển trầm bổng luyến láy với đàn nguyệt cùng tam thập lục.

Thôi cứ ngỡ người ta đã biết đã nhắc đến đã dùng thì cũng là cái may cái hên. Nhưng hơn thế ông lại nhận được bức thư xin lỗi và cảm ơn này. Lại vẫn chưa hết. Trung tâm bảo vệ quyền tác giả âm nhạc Việt Nam cũng thông báo với nhạc sĩ là các nhà sản xuất phim đã chuyển tiền tác quyền cho nhạc sĩ Xuân Ba là công bằng xứng đáng… 

Nhạc sĩ thoáng chút bồi hồi khi nhớ lại một quá vãng buồn vui với Tình quân dân. Công chúng, nhất là thính giả Đài Tiếng nói Việt Nam có lẽ đã quá quen thuộc với bản này do chính tác giả trình bày bằng đàn bầu hoặc đàn nguyệt. Năm 1968, một đoàn ca múa nhạc gần 40 người được cử sang Paris biểu diễn. Có chương trình phục vụ Đoàn đàm phán hòa bình của Việt Nam.

Tất nhiên không thể thiếu vắng tiết mục đàn nguyệt trong đó có Tình quân dân. Nhưng Xuân Ba không ở trong danh sách đoàn đi. Có người rỉ tai anh, tại cái thành phần của cậu. Xuân Ba thoáng sững buồn. Cụ thân anh là lý trưởng.

Nhưng nói như thế nào nhỉ? Bây giờ đích thị người ta gọi là nhà văn hóa. Cụ thạo cả nho, y, lý, số. Lại là người mê chầu văn. Nhất các ngón đàn nguyệt, cụ thạo lắm. Dường như những ngón đàn của ông thân đã lây ngấm sang hai cậu con trai Xuân Khải là anh và Xuân Ba là em?

Trở lại với lần lưu diễn ở Paris, âm thanh Tình quân dân vẫn luyến láy rộn ràng vang lên ở kinh thành ánh sáng nhưng may mà qua một tay đàn cự phách khác, nghệ sĩ Bá Phổ!

Những ngày đêm B52 và sau thời điểm ấy cũng là thời gian Đoàn ca múa Hà Nội của Xuân Ba đóng quân tại Văn Miếu. Tinh thần có lệnh là đi, sẵn sàng phục vụ các lực lượng bảo vệ bầu trời Hà Nội.

Rồi kế đó, Hiệp định Paris. Văn Miếu chiều ấy bỗng nghiêm cẩn bởi có lính gác. Đoàn ca múa Hà Nội được lệnh sẵn sàng biểu diễn. Nhắc thêm, tiết mục của Xuân Ba phải chuẩn bị kỹ... Một đoàn người com lê màu sẫm, sơ mi trắng, cà vạt màu ấm xuất hiện trước Miếu Văn. Liên Xô! Liên Xô...

Trong Đoàn ai đó nói nhỏ. Nhưng diễn cho khách nước ngoài nhiều lần trong đó có người Nga Xô Viết, nhạc sĩ Xuân Ba thấy đoàn người này, tất thảy dáng thẳng, người thon.

Xuân Ba ngờ ngợ hình như đã gặp ở đâu? Phải rồi có khi là phi công Mỹ? Mà đúng thật. Sau này cả đoàn ca múa mới biết, đám phi công Mỹ này sắp được về nước qua đợt trao trả đầu tiên. Họ được phép tham quan Miếu Văn và nghe nhạc dân tộc trong đó có ba tiết mục của nhạc sĩ Xuân Ba. Và tất nhiên có Tình quân dân!

Giai điệu cùng âm hưởng ngón đàn làm chiều lạnh Miếu Văn thâm nghiêm như có nắng.

Lần ấy giữa đám rượu còm, đâm xôm tụ bởi thêm ngón đàn của nhạc sĩ Xuân Ba. Lại có thi, nhạc gia Nguyễn Trọng Tạo ngồi bên. Lão này công nhận thuộc giống đa tài? Lão có biết chơi đàn nguyệt bao giờ mà thao thao như thế? Mà chừng như có giống người đẹp ngồi bên thì mới hoạt ngôn được vậy?

Rằng đàn nguyệt có âm sắc trong sáng, ở khoảng âm thấp thì hơi đục. Nó có thể diễn đạt nhiều sắc thái tình cảm khác nhau, từ dịu dàng, mềm mại đến rắn rỏi, rộn ràng. Rồi động thái gật gù rủ rỉ của Nguyễn Trọng Tạo như một thứ thẩm âm của Chung Tử Kỳ khi nghe tri kỷ Bá Nha đàn vậy? Rằng Tình quân dân thể hiện bằng đàn bầu nghe không bằng đàn nguyệt. Những chuỗi âm thanh luyến láy của nguyệt cầm là ứng với câu của cổ nhân châu rơi thoa ném. Cụm từ ấy là để riêng tặng những nghệ nhân tài hoa khi chơi đàn nguyệt. Mà sao lại là rơi với ném? Có lẽ thứ động từ mạnh và thô ấy để tả âm thanh khi hai thứ trang sức là cái kim thoa cài đầu và chuỗi ngọc đeo tay choàng cổ của người đẹp khi tạm buông bỏ trên cái mâm ngọc mâm đồng nào đó để nhập vào một cuộc vui mới chăng?

Rồi chừng như bất lực và chưa thỏa mãn với sự ví von ấy, trong hơi rượu bung biêng, thi sĩ Nguyễn Trọng Tạo dẫn rất duyên thi phẩm “Nguyệt Cầm” của Xuân Diệu:Trăng nhập vào dây cung nguyệt lạnh/Trăng thương, trăng nhớ, hỡi trăng ngần/Đàn buồn, đàn lặng, ôi đàn chậm/Mỗi giọt rơi tàn như lệ ngân/ Thu lạnh càng thêm nguyệt tỏ ngời/Đàn ghê như nước, lạnh, trời ơi…/Long lanh tiếng sỏi vang vang hận/Trăng nhớ Tầm Dương, nhạc nhớ người…Những cuộc tụ vui ấy cũng chỉ là thi thoảng. Mà tần suất những tri âm tri kỷ ấy với nhạc sĩ Xuân Ba đâu có dày?

Còn… xui?

Thời gian gần đây, nhiều tụ điểm ăn nhậu vui chơi chốn phồn hoa Hà thành ở một góc hơi khuất, bỗng bặt vắng một người đàn ông rất khó đoán tuổi thường ăn vận tươm tất, khuôn người vậm vạp, trắng trẻo, hơi hoi hói, ông quen lệ xách đàn bầu đàn nguyệt theo lũ đàn em. Vừa khuây khỏa lại cũng vừa có thu nhập.

Người ấy là nhạc sĩ Xuân Ba.

Nối sau cái hên tác quyền ấy lại là một cái xui, một nỗi đau khủng khiếp. Người con trai đẹp đẽ của nhạc sĩ Xuân Ba đùng cái đột ngột lìa trần trong một cơn bạo bệnh. Tôi nghe tin muộn. Ghé căn nhà nhạc sĩ ở đường Nguyễn Thái Học chỉ biết lặng phắc bên ông bà  nhạc sĩ đang trân trối trước di ảnh của người con vắn số với gương mặt đẹp và buồn. Ai đã nói rằng Con Tạo vốn đành hanh, đỏng đảnh. Con Tạo xoay vần… Liền đó những khóc cười, hên xui… Và đùng cái là cú đánh đột ngột của số phận vào cái tuổi mãn chiều xế bóng. Có lẽ đời là thế? Mà phải thế. Cố gượng lên, ông bạn già!

…Chất giọng rủ rỉ của ông bố về hậu sự của người con cứ như một lời nhắn? Thôi con về với quê nhà Thuận Thành, đất lành Kinh Bắc. Nơi có ông nội con từng làm lý trưởng nhưng rành thạo những ngón đàn tranh đàn nguyệt, người đã truyền lửa để bác ruột con NSND nhạc sĩ Xuân Khải có Chung một niềm tin… Để bố có tác phẩm đầu tay Tình quân dân viết về quê nhà Thuận Thành vùng cài răng lược gian nan thời kháng chiến. Nơi có những chiến sĩ Vệ quốc đoàn đêm đêm về vùng tề hoạt động… Nơi có những cô du kích thôn nữ can trường giữ lửa ấm của tình quân dân cá nước. Nơi bố đã từng vô thức gói ghém thông điệp nhân văn mà thông điệp ấy nơi xứ lạ đã thẩm định đã phát lộ trong The Viet Nam War.

Xuân Ba

tienphong.vn

Quyền tác giả

Quyền tác giả là gì?

Tác phẩm Âm nhạc – đối tượng được bảo hộ...

Khai thác, cấp phép quyền tác giả âm nhạc

Hợp tác quốc tế

Đẩy mạnh hợp tác quốc tế trong bảo vệ bản...

Bjorn Ulvaeus được bổ nhiệm làm Chủ tịch CISAC

Phiên họp trù bị của Hội đồng Ủy ban châu...

Tin tức - sự kiện

PGS. TS. Nhạc sĩ Nguyễn Lân Cường qua đời ở...

Hội nghị Uỷ ban châu Á Thái Bình Dương...

Giao lưu và giới thiệu về bản quyền trong lĩnh...

Tin bài cùng chuyên mục

PGS. TS. Nhạc sĩ Nguyễn Lân Cường qua đời ở tuổi 84

Cập nhật:06/05/2025

Trung tâm Bảo vệ quyền tác giả âm nhạc Việt Nam vô cùng thương tiếc báo tin: PGS. TS. Nhạc sĩ Nguyễn Lân Cường đã trút hơi thở cuối cùng vào...

Hội nghị Uỷ ban châu Á Thái Bình Dương CISAC 2025: Thúc...

Cập nhật:28/04/2025

Từ ngày 22 đến ngày 23/4/2025, Hội nghị của Ủy ban châu Á Thái Bình Dương CISAC (APC) diễn ra tại thủ đô Manila, Philippines. Sự kiện do Hiệp...

Giao lưu và giới thiệu về bản quyền trong lĩnh vực âm nhạc...

Cập nhật:23/04/2025

Hưởng ứng Ngày Sở hữu trí tuệ thế giới 26/4, Cục Bản quyền tác giả (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) vừa phối hợp Sở Văn hóa và...

<
Bản quyền thuộc về VCPMC

Trung tâm bảo vệ Quyền tác giả Âm nhạc Việt Nam

  • Địa chỉ: Số nhà 23, hẻm 5, ngách 2, ngõ 397 đường Phạm Văn Đồng, phường Xuân Đỉnh, quận Bắc Từ Liêm, thành phố Hà Nội.
  • Điện thoại: (+84024) 3762 4718 l (+84024) 3762 4719
  • Email: info@vcpmc.org
  • Chi nhánh phía Nam: số 91-93 đường số 5, phường An Phú, thành phố Thủ Đức, Hồ Chí Minh (Tòa nhà VCPMC Crescendo).
  • Điện thoại: (+84028) 3829 9225 l (+84028) 3910 2385
  • Văn phòng đại diện tại Đà Nẵng: 168 Lý Tự Trọng, phường Thanh Bình, quận Hải Châu, Đà Nẵng
  • Điện thoại: (+84023) 63898458
  • Chịu trách nhiệm nội dung: Tổng Giám đốc - NSƯT.NS. Đinh Trung Cẩn

Website đang trong quá trình hoàn thiện, một số chức năng có thể lỗi khi vận hành

Liên kết nhanh
    • Về VCPMC
    • Tác giả
    • Người dùng
    • Hợp tác quốc tế
    • Tin tức - sự kiện
    • Cẩm nang
    • Liên hệ
Kết nối với VCPMC
Facebook
android-qr

Google Play

ios-qr

Appstore

  • Trang chủ
  • Về VCPMC
    • Cơ cấu tổ chức
    • Nguyên tắc hoạt động
    • Tác giả ủy quyền
    • Quyền lợi
    • Điều kiện thành viên
    • Hướng dẫn đăng ký
    • Báo cáo hoạt động
    • Thông báo
  • Tác giả
    • Quyền tác giả
    • Tác phẩm đi tìm tác giả
    • Đăng nhập
  • Người dùng
    • Thủ tục cấp phép
    • Loại hình sử dụng
    • Biểu mức
    • Văn bản pháp luật
      • Luật Việt Nam
      • Luật Quốc tế
      • Nghị định
      • Thông tư
    • Những điều cần biết
  • Hợp tác quốc tế
    • VCPMC VỚI CISAC
    • VCPMC VỚI CMOs
  • Tin tức - sự kiện
    • Tin mới
    • Câu chuyện tác quyền
  • Tư vấn pháp lý