Thư viện Liên hệ Thành viên
VCPMC - Trung tâm Bảo vệ Quyền tác giả Âm nhạc Việt Nam.
  • Về VCPMC  
    • Cơ cấu tổ chức
    • Nguyên tắc hoạt động
    • Tác giả ủy quyền
    • Quyền lợi
    • Điều kiện thành viên
    • Hướng dẫn đăng ký
    • Báo cáo hoạt động
    • Thông báo
  • Tác giả  
    • Quyền tác giả
    • Tác phẩm đi tìm tác giả
    • Đăng nhập
  • Người dùng  
    • Thủ tục cấp phép
    • Loại hình sử dụng
    • Biểu mức
    • Văn bản pháp luật  
      • Luật Việt Nam
      • Luật Quốc tế
      • Nghị định
      • Thông tư
    • Những điều cần biết
  • Hợp tác quốc tế  
    • VCPMC VỚI CISAC
    • VCPMC VỚI CMOs
  • Tin tức - sự kiện  
    • Tin mới
    • Câu chuyện tác quyền
  • Tư vấn pháp lý
Tác phẩm âm nhạc đi tìm tên tác giả

Tin mới

Sở cấp phép hát, dù tác giả không đồng ý
Cập nhật: 15/07/2019 Nguồn: Trinh Nguyễn - Thanhnien.vn

Sở VH-TT-DL Vĩnh Phúc vừa cấp phép cho chương trình Tôn vinh Nữ hoàng thương hiệu VN 2019 được biểu diễn bài hát Sống như những đóa hoa của nhạc sĩ Tạ Quang Thắng.

Khi biết thông tin này, nhạc sĩ đã lên tiếng trên trang Facebook cá nhân: “Có người gửi email xin phép sử dụng bài hát em sáng tác chắc là do người khác hát thì quản lý của em cũng trả lời qua email là không đồng ý cho sử dụng rồi ạ”. Cũng phải nói thêm, “Tôn vinh Nữ hoàng thương hiệu Việt Nam 2019” là một chương trình đầy tai tiếng, đã bị hủy vì không đủ giấy tờ chứng minh tính hợp pháp.

Trước đây, những việc như thế này không thể xảy ra. Theo quy định về nghệ thuật biểu diễn, muốn được cấp phép biểu diễn, đơn vị tổ chức phải gửi kèm theo hồ sơ xin cấp phép văn bản thỏa thuận với người đang nắm quyền sở hữu bài hát. Nó sẽ đảm bảo hai điều. Thứ nhất, chủ sở hữu tác phẩm nhận được tiền tác quyền. Thứ hai, tránh trường hợp chủ sở hữu không muốn cho bài hát của mình xuất hiện ở một chương trình nào đó như quảng cáo rượu bia hay do một ca sĩ nào đó trình diễn mà họ không thiện cảm. Tuy nhiên, theo Nghị định 142 mới đây, yêu cầu này không còn.

Cục Nghệ thuật biểu diễn khi bỏ điều khoản này còn cho rằng sẽ giảm thủ tục hành chính, không muốn hành chính hóa quan hệ dân sự. Mặc dù vậy, theo các chuyên gia, nên có thỏa thuận bằng văn bản sẽ tránh được rủi ro. Ông Đinh Trung Cẩn, Giám đốc Trung tâm bản quyền tác giả âm nhạc VN VCPMC, nói: “Lưu ý một điều, đây là tài sản riêng của tác giả, không phải của cơ quan cấp phép”.

Những tranh cãi trong việc cần có thỏa thuận cho phép sử dụng tác phẩm âm nhạc giữa chủ sở hữu với ban tổ chức trong hồ sơ cấp phép biểu diễn đã diễn ra từ lâu. Năm 2016, nhiều nhạc sĩ đã tập trung ở Trung tâm bản quyền tác giả âm nhạc VN để phản đối việc Cục Nghệ thuật biểu diễn định bỏ quy định này. Cùng năm, Thông tư 01 hướng dẫn Nghị định 15 còn bị "phản đối" tại cuộc họp trực tuyến của Bộ VH-TT-DL. Thông tư này chỉ yêu cầu ban tổ chức biểu diễn cam kết với Cục Nghệ thuật biểu diễn sẽ thực hiện đúng tác quyền chứ không phải thỏa thuận với chủ sở hữu.

Năm 2018, khi soạn thảo nghị định mới, việc cấp phép không cần thỏa thuận sử dụng với người sở hữu tác phẩm âm nhạc lại bị phản đối lần nữa. Tuy nhiên, Nghị định 142 vẫn được thông qua với nội dung không cần thỏa thuận nói trên. Lần gần nhất, khi Nghị định 142 đã ra đời, VCPMC đặt vấn đề này ra lần nữa. Ông Nguyễn Văn Thuận, nguyên Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Quốc hội, cũng cho rằng việc bỏ quy định này dễ gây ra tâm lý của người sử dụng tác phẩm là “vốn đã không chấp hành rồi thì tăng thêm không chấp hành”.

Các vụ chây ì không trả tác quyền từ trước tới nay vẫn diễn ra. Tuy nhiên, trường hợp tác giả không đồng ý cho hát mà Sở vẫn cấp phép biểu diễn thì đây là lần đầu. Nó cho thấy những cảnh báo trước đây của báo chí và chuyên gia là có cơ sở. Có lẽ, cơ quan soạn thảo Nghị định 142 cần xem xét lại điều khoản này.

Trinh Nguyễn

thanhnien.vn

Quyền tác giả

Quyền tác giả là gì?

Tác phẩm Âm nhạc – đối tượng được bảo hộ...

Khai thác, cấp phép quyền tác giả âm nhạc

Hợp tác quốc tế

Đẩy mạnh hợp tác quốc tế trong bảo vệ bản...

Bjorn Ulvaeus được bổ nhiệm làm Chủ tịch CISAC

Phiên họp trù bị của Hội đồng Ủy ban châu...

Tin tức - sự kiện

PGS. TS. Nhạc sĩ Nguyễn Lân Cường qua đời ở...

Hội nghị Uỷ ban châu Á Thái Bình Dương...

Giao lưu và giới thiệu về bản quyền trong lĩnh...

Tin bài cùng chuyên mục

PGS. TS. Nhạc sĩ Nguyễn Lân Cường qua đời ở tuổi 84

Cập nhật:06/05/2025

Trung tâm Bảo vệ quyền tác giả âm nhạc Việt Nam vô cùng thương tiếc báo tin: PGS. TS. Nhạc sĩ Nguyễn Lân Cường đã trút hơi thở cuối cùng vào...

Hội nghị Uỷ ban châu Á Thái Bình Dương CISAC 2025: Thúc...

Cập nhật:28/04/2025

Từ ngày 22 đến ngày 23/4/2025, Hội nghị của Ủy ban châu Á Thái Bình Dương CISAC (APC) diễn ra tại thủ đô Manila, Philippines. Sự kiện do Hiệp...

Giao lưu và giới thiệu về bản quyền trong lĩnh vực âm nhạc...

Cập nhật:23/04/2025

Hưởng ứng Ngày Sở hữu trí tuệ thế giới 26/4, Cục Bản quyền tác giả (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) vừa phối hợp Sở Văn hóa và...

<
Bản quyền thuộc về VCPMC

Trung tâm bảo vệ Quyền tác giả Âm nhạc Việt Nam

  • Địa chỉ: Số nhà 23, hẻm 5, ngách 2, ngõ 397 đường Phạm Văn Đồng, phường Xuân Đỉnh, quận Bắc Từ Liêm, thành phố Hà Nội.
  • Điện thoại: (+84024) 3762 4718 l (+84024) 3762 4719
  • Email: info@vcpmc.org
  • Chi nhánh phía Nam: số 91-93 đường số 5, phường An Phú, thành phố Thủ Đức, Hồ Chí Minh (Tòa nhà VCPMC Crescendo).
  • Điện thoại: (+84028) 3829 9225 l (+84028) 3910 2385
  • Văn phòng đại diện tại Đà Nẵng: 168 Lý Tự Trọng, phường Thanh Bình, quận Hải Châu, Đà Nẵng
  • Điện thoại: (+84023) 63898458
  • Chịu trách nhiệm nội dung: Tổng Giám đốc - NSƯT.NS. Đinh Trung Cẩn

Website đang trong quá trình hoàn thiện, một số chức năng có thể lỗi khi vận hành

Liên kết nhanh
    • Về VCPMC
    • Tác giả
    • Người dùng
    • Hợp tác quốc tế
    • Tin tức - sự kiện
    • Cẩm nang
    • Liên hệ
Kết nối với VCPMC
Facebook
android-qr

Google Play

ios-qr

Appstore

  • Trang chủ
  • Về VCPMC
    • Cơ cấu tổ chức
    • Nguyên tắc hoạt động
    • Tác giả ủy quyền
    • Quyền lợi
    • Điều kiện thành viên
    • Hướng dẫn đăng ký
    • Báo cáo hoạt động
    • Thông báo
  • Tác giả
    • Quyền tác giả
    • Tác phẩm đi tìm tác giả
    • Đăng nhập
  • Người dùng
    • Thủ tục cấp phép
    • Loại hình sử dụng
    • Biểu mức
    • Văn bản pháp luật
      • Luật Việt Nam
      • Luật Quốc tế
      • Nghị định
      • Thông tư
    • Những điều cần biết
  • Hợp tác quốc tế
    • VCPMC VỚI CISAC
    • VCPMC VỚI CMOs
  • Tin tức - sự kiện
    • Tin mới
    • Câu chuyện tác quyền
  • Tư vấn pháp lý