Thư viện Liên hệ Thành viên
VCPMC - Trung tâm Bảo vệ Quyền tác giả Âm nhạc Việt Nam.
  • Về VCPMC  
    • Cơ cấu tổ chức
    • Nguyên tắc hoạt động
    • Tác giả ủy quyền
    • Quyền lợi
    • Điều kiện thành viên
    • Hướng dẫn đăng ký
    • Báo cáo hoạt động
    • Thông báo
  • Tác giả  
    • Quyền tác giả
    • Tác phẩm đi tìm tác giả
    • Đăng nhập
  • Người dùng  
    • Thủ tục cấp phép
    • Loại hình sử dụng
    • Biểu mức
    • Văn bản pháp luật  
      • Luật Việt Nam
      • Luật Quốc tế
      • Nghị định
      • Thông tư
    • Những điều cần biết
  • Hợp tác quốc tế  
    • VCPMC VỚI CISAC
    • VCPMC VỚI CMOs
  • Tin tức - sự kiện  
    • Tin mới
    • Câu chuyện tác quyền
  • Tư vấn pháp lý
Tác phẩm âm nhạc đi tìm tên tác giả

Tin mới

Trung tâm bảo vệ Quyền tác giả Âm nhạc Việt Nam - Một năm nhìn lại
Cập nhật: 13/03/2019 Nguồn: VCPMC

Mở rộng hợp tác trong nước, quốc tế; kiên quyết xử lý các hành vi xâm phạm quyền tác giả âm nhạc trên các lĩnh vực; kiên trì tuyên truyền, quảng bá để Luật sở hữu trí tuệ nói chung, Quyền tác giả âm nhạc nói riêng đi vào cuộc sống, đảm bảo lợi ích hợp pháp của chủ sở hữu tác phẩm, thúc đẩy sáng tạo, góp phần đưa đất nước phát triển, hội nhập quốc tế.

Năm 2018 là một năm Trung tâm bảo vệ Quyền tác giả Âm nhạc Việt Nam VCPMC nhiều biến động, trong đó có sự thay đổi về nhân sự, khi Ban Chấp hành Hội Nhạc sĩ Việt Nam quyết định bổ nhiệm nhạc sĩ Đinh Trung Cẩn - Ủy viên Ban Chấp hành Hội Nhạc sĩ Việt Nam thay nhạc sĩ Phó Đức Phương nghỉ chế độ giữ chức Tổng Giám đốc kiêm Giám đốc chi nhánh. Ông Hoàng Văn Bình - Phó Tổng Giám đốc kiêm Phó Giám đốc chi nhánh phía Nam. Bổ nhiệm các Giám đốc, Phó Giám đốc chi nhánh phía Bắc và Trưởng, Phó Văn phòng đại diện tại Đà Nẵng.

Năm 2018, VCPMC đăng cai tổ chức hội thảo quốc tế tại Hà Nội, mang tên: “Cấp phép quyền biểu diễn cho các tổ chức quản lý tập thể quyền tác giả khu vực châu Á - Thái Bình Dương” với 12 nước thành viên CISAC tham dự. Cho đến nay, VCPMC đã ký hợp tác song phương với 73 tổ chức quản lý tập thể quyền CMOs và Nhà xuất bản Publisher của trên 160 Quốc gia và vùng lãnh thổ, đảm bảo thực thi theo pháp luật Việt Nam và Công ước Berne; tuân thủ các nguyên tắc, tiêu chí của CISAC.

Số tiền sử dụng quyền tác giả âm nhạc thu trong năm 2018 đã trừ thuế VAT là: hơn 103 tỷ đồng, tăng 25% so với năm 2017. VCPMC cũng đã tiến hành phân phối, chi trả đến chủ sở hữu quyền tác giả tính đến tháng 01/2019 là trên 70 tỷ đồng. Đối với các hợp đồng chưa đủ điều kiện phân phối hợp đồng chưa hết hạn hoặc còn chờ bổ sung danh mục; hợp đồng đã xuất hóa đơn, nhưng chưa thanh toán hoặc thanh toán chưa đầy đủ; hợp đồng đã thu đủ, nhưng chưa kê khai danh sách bài hát sử dụng… sẽ tiếp tục được đối soát và phân phối trong quý I năm 2019.

 

Việc ra mắt giao diện mới của website ở địa chỉ: http:www//vcpmc.org có thiết kế bắt mắt và gần với với chuẩn của các COMs quốc tế, cũng là một bước tiến mới trong hoạt động của VCPMC khi áp dụng và hiện thực hóa công nghệ 4.0 vào lĩnh vực bảo hộ quyền tác giả âm nhạc, nhằm đáp ứng yêu cầu công việc, thuận lợi trong việc kết nối các tác giả thành viên trong nước, quốc tế, cũng như tạo điều kiện để người sử dụng âm nhạc có thêm thông tin và tra cứu.

Là người đứng đầu cơ quan chủ quản, PGS.TS.Nhạc sĩ Đỗ Hồng Quân - Chủ tịch Hội Nhạc sĩ Việt Nam khẳng định: “Để có được thành tích với doanh thu trên 100 tỷ, cho thấy sự nỗ lực vươn lên rất lớn của tập thể cán bộ, nhân viên và tất cả các chuyên gia, cố vấn và ban Lãnh đạo của Trung tâm. Đây cũng là truyền thống gần 20 năm qua, từ khi Trung tâm ra đời với sự hiện diện của nhạc sĩ Phó Đức Phương. Đặc biệt đó là bước chuyển giao nhân sự lãnh đạo Trung tâm, khi nhạc sĩ Đinh Trung Cẩn được bổ nhiệm làm Tổng Giám đốc, là người đã sát cánh trên 10 năm qua với Trung tâm, nên đã có kinh nghiệm trong việc bảo vệ quyền tác giả âm nhạc Việt Nam, nhạc sĩ Đinh Trung Cẩn đã thể hiện được đúng vai trò của mình và đạt được nhiều thành tích.

 

Còn đó những khó khăn và rào cản trong việc bảo hộ quyền tác giả

Năm 2018, VCPMC nhận được sự hỗ trợ, phối hợp của các cơ quan quản lý nhà nước: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Cục Bản quyền tác giả, các Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch/Văn hoá và Thể thao, Phòng Văn hóa và Thông tin tại các tỉnh/thành phố;  sự quan tâm, hỗ trợ của cơ quan chủ quản là Hội Nhạc sĩ Việt Nam. Nhiều tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả đã tin tưởng ủy quyền cho VCPMC đại diện quản lý, khai thác và bảo vệ quyền tác giả đối với tác phẩm của mình. Số lượng thành viên VCPMC đều tăng hàng năm, đặc biệt là các tác giả trẻ.

Trong công tác xử lý vi phạm, thời gian qua, VCPMC đã nhận được sự phối hợp chặt chẽ của các tác giả để xác minh, xử lý vụ việc hiệu quả hơn, tác động tích cực đến ý thức tuân thủ pháp luật của người sử dụng âm nhạc. Đồng thời, năm 2018 cũng là năm VCPMC nhận được sự quan tâm, đồng hành và hỗ trợ tích cực về mặt truyền thông của các cơ quan báo chí nhằm thông tin đa chiều, khách quan.

Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi, VCPMC cũng gặp không ít khó khăn trong quá trình thực thi quyền tác giả âm nhạc. Nhiều tổ chức, cá nhân chưa có ý thức, nhận thức đầy đủ trong việc thực hiện nghĩa vụ về quyền tác giả, hoặc tìm cách lách luật để không phải trả tác quyền… làm ảnh hưởng và gây thiệt hại nghiêm trọng đến quyền và lợi ích hợp pháp của tác giả - chủ sở hữu tác phẩm, quấy rối hoạt động của VCPMC cũng như công tác phối hợp thực thi bảo hộ quyền tác giả giữa các cơ quan quản lý nhà nước, các tổ chức đại diện tập thể quyền tác giả, quyền liên quan theo Chỉ thị số 36/2008/CT-TTg, Đề án 88/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ và các văn bản chỉ đạo của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

Tính đến thời điểm này, các đơn vị như: Truyền hình cáp SCTV, Truyền hình cáp HTVC, Truyền hình FPT, Đài PTTH tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, Đài PTTH Ninh Thuận, Đài PTTH Quảng Ngãi, Đài PTTH tỉnh Nam Định, Đài PTTH tỉnh Hà Nam, Đài PTTH tỉnh Lạng Sơn… chưa thực hiện việc trả tiền sử dụng quyền tác giả đối với các tác phẩm âm nhạc được phát sóng.

Nhạc sĩ Đinh Trung Cẩn, Tổng Giám đốc VCPMC cho biết: “Tình trạng xâm phạm quyền tác giả đang diễn ra tràn lan trên nhiều lĩnh vực sử dụng âm nhạc, điển hình là lĩnh vực biểu diễn nghệ thuật, gây thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của các tác giả. Hàng trăm chương trình biểu diễn né tránh thực hiện nghĩa vụ xin phép và trả tiền sử dụng quyền tác giả theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ, Công ước Berne. Trong năm 2018, VCPMC đã gửi cảnh báo và báo cáo vi phạm về quyền tác giả đối với nhiều website, app, các link vi phạm quyền tác giả, xử lý trên 2.000 trường hợp vi phạm trên các website, app. Đặc biệt, chính sách pháp luật, trong đó có quy định bãi bỏ điều kiện về quyền tác giả tại Nghị định số 142/2018/NĐ-CP và một số đơn vị sử dụng âm nhạc như: Công ty Cổ phần Sky Music, Công ty Vigo Online JSC/Express Melody Việt Nam… cũng gây khó khăn cho hoạt động của Trung tâm”.

Thưc tế cho thấy, một số tác giả chưa chú trọng đúng mức trong việc bảo vệ cũng như khai thác quyền tài sản đối với các tác phẩm của mình. Một số trường hợp tác giả tuy đã chính thức ký hợp đồng ủy thác với VCPMC để khai thác quyền tác giả, nhưng lại tiếp tục ký hợp đồng với các đơn vị, tổ chức, cá nhân khác, trong khi không thể kiểm soát hết hình thức sử dụng tác phẩm và việc hợp tác kinh doanh quyền tác giả của các đơn vị này trên thị trường, gây ảnh hưởng rất lớn đến quyền và lợi ích của chính các tác giả, đồng thời gây khó khăn cho VCPMC trong quá trình cấp phép, đàm phán với các đơn vị sử dụng âm nhạc.

PGS.TS.Nhạc sĩ Đỗ Hồng Quân, Chủ tịch Hội Nhạc sĩ Việt Nam tại Hội nghị

 

Khó khăn là vậy, song với cương vi là Chủ tịch Hội Nhạc sĩ Việt Nam - nhạc sĩ Đỗ Hồng Quân khẳng đỉnh: “Bảo vệ quyền tác giả âm nhạc, một công việc phức tạp, song đi mọi con đường thì cuối cùng cũng vẫn là con đường bảo vệ quyền lợi cho tác giả, đồng tác giả. Đó là mục đích cao cả, không một khó khăn nào có thể làm cản bước đường sự nghiệp của chúng ta, với mục đích rõ ràng là bảo vệ quyền tác giả âm nhạc. Đây là cuộc đấu tranh lâu dài, cần sự kết hợp đặc biệt với các cơ quan quản lý của Nhà nước, với các cơ quan pháp luật của Chính phủ và cả cộng đồng quốc tế, khi chúng ta đã là thành viên của tổ chức Bảo vệ bản quyền Âm nhạc quốc tế CISAC thì công việc sẽ có kết quả và uy tín của Việt Nam sẽ được tăng lên”.

Nỗ lực để hội nhập, phát triển, đảm bảo công bằng, văn minh trong thực thi quyền tác giả

Con số tác quyền 111 tỷ đồng năm 2018 ghi nhận những nỗ lực trong quản lý, điều hành của Ban Tổng giám đốc; sự chung sức đồng lòng vượt khó của tập thể cán bộ, nhân viên VCPMC. Đây cũng là bước chuyển tạo đà để VCPMC vững bước trong năm 2019 và những năm tiếp theo.

Việc đàm phán, thỏa thuận và ký kết thành công giữa VCPMC với Youtube và Facebook đã mở ra cho VCPMC những cơ hội mới trong việc bảo hộ quyền tác giả âm nhạc trong thời đại công nghệ số.

Năm 2019, VCPMC sẽ tiếp tục tập trung mở rộng công tác cấp phép, mở rộng địa bàn; tăng cường công tác phối hợp tuyên truyền, phổ biến pháp luật tại các tỉnh thành, quận huyện; Tăng cường rà soát, xử lý vi phạm về quyền tác giả, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các tác giả thành viên; Chú trọng công tác chăm sóc, phát triển hội viên, giải quyết khiếu nại, hỗ trợ tư vấn pháp lý cho các tác giả thành viên; Rà soát và hệ thống lại các văn bản quản lý nội bộ, các quy chế, quy trình công việc nhằm đáp ứng yêu cầu công việc, phù hợp với các quy định của pháp luật và Điều lệ hoạt động, chấp hành theo chỉ đạo của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tại công văn số 2873/BVHTTDL-TCCB ngày 03/7/2018; Tham dự tập huấn về phần mềm lưu trữ, phân phối quốc tế MIS@Asia phiên bản 2.

Để làm tốt vai trò của mình, VCPMC cũng gửi kiến nghị bằng văn bản lên Cục Bản quyền tác giả đề nghị hỗ trợ thông tin tới các Sở Du lịch, Sở VHTTDL/ VHTT về việc đề nghị các cơ sở kinh doanh có sử dụng âm nhạc bao gồm các cơ sở lưu trú, phải xin phép và thực hiện nghĩa vụ quyền tác giả theo đúng quy định của pháp luật; có ý kiến với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về quy định bãi bỏ điều kiện về quyền tác giả tại Nghị định số 142/2018/NĐ-CP theo như kiến nghị của VCPMC nhằm bảo đảm quyền lợi của tác giả; Hỗ trợ VCPMC trong việc phối hợp triển khai hội nghị tuyên truyền phổ biến các văn bản pháp luật liên quan đến quyền tác giả âm nhạc, mà theo nhạc sĩ Vũ Mão - Chủ nhiệm Câu lạc bộ Cựu Đại biểu Quốc Hội, thành viên Hội đồng cố vấn VCPMC thì: “Nên có một luật riêng về âm nhạc. Lĩnh vực âm nhạc chưa có văn bản pháp luật, pháp lý nào ở tầm cỡ quốc gia, dẫn đến việc quản lý chưa chặt, chưa tốt và nảy sinh nhiều vấn đề bất cập mà một trong đó là các cơ chế pháp lý để thu chi tác quyền đang gặp nhiều khó khăn của VCPMC”.

Quyền tác giả

Quyền tác giả là gì?

Tác phẩm Âm nhạc – đối tượng được bảo hộ...

Khai thác, cấp phép quyền tác giả âm nhạc

Hợp tác quốc tế

Đẩy mạnh hợp tác quốc tế trong bảo vệ bản...

Bjorn Ulvaeus được bổ nhiệm làm Chủ tịch CISAC

Phiên họp trù bị của Hội đồng Ủy ban châu...

Tin tức - sự kiện

PGS. TS. Nhạc sĩ Nguyễn Lân Cường qua đời ở...

Hội nghị Uỷ ban châu Á Thái Bình Dương...

Giao lưu và giới thiệu về bản quyền trong lĩnh...

Tin bài cùng chuyên mục

PGS. TS. Nhạc sĩ Nguyễn Lân Cường qua đời ở tuổi 84

Cập nhật:06/05/2025

Trung tâm Bảo vệ quyền tác giả âm nhạc Việt Nam vô cùng thương tiếc báo tin: PGS. TS. Nhạc sĩ Nguyễn Lân Cường đã trút hơi thở cuối cùng vào...

Hội nghị Uỷ ban châu Á Thái Bình Dương CISAC 2025: Thúc...

Cập nhật:28/04/2025

Từ ngày 22 đến ngày 23/4/2025, Hội nghị của Ủy ban châu Á Thái Bình Dương CISAC (APC) diễn ra tại thủ đô Manila, Philippines. Sự kiện do Hiệp...

Giao lưu và giới thiệu về bản quyền trong lĩnh vực âm nhạc...

Cập nhật:23/04/2025

Hưởng ứng Ngày Sở hữu trí tuệ thế giới 26/4, Cục Bản quyền tác giả (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) vừa phối hợp Sở Văn hóa và...

<
Bản quyền thuộc về VCPMC

Trung tâm bảo vệ Quyền tác giả Âm nhạc Việt Nam

  • Địa chỉ: Số nhà 23, hẻm 5, ngách 2, ngõ 397 đường Phạm Văn Đồng, phường Xuân Đỉnh, quận Bắc Từ Liêm, thành phố Hà Nội.
  • Điện thoại: (+84024) 3762 4718 l (+84024) 3762 4719
  • Email: info@vcpmc.org
  • Chi nhánh phía Nam: số 91-93 đường số 5, phường An Phú, thành phố Thủ Đức, Hồ Chí Minh (Tòa nhà VCPMC Crescendo).
  • Điện thoại: (+84028) 3829 9225 l (+84028) 3910 2385
  • Văn phòng đại diện tại Đà Nẵng: 168 Lý Tự Trọng, phường Thanh Bình, quận Hải Châu, Đà Nẵng
  • Điện thoại: (+84023) 63898458
  • Chịu trách nhiệm nội dung: Tổng Giám đốc - NSƯT.NS. Đinh Trung Cẩn

Website đang trong quá trình hoàn thiện, một số chức năng có thể lỗi khi vận hành

Liên kết nhanh
    • Về VCPMC
    • Tác giả
    • Người dùng
    • Hợp tác quốc tế
    • Tin tức - sự kiện
    • Cẩm nang
    • Liên hệ
Kết nối với VCPMC
Facebook
android-qr

Google Play

ios-qr

Appstore

  • Trang chủ
  • Về VCPMC
    • Cơ cấu tổ chức
    • Nguyên tắc hoạt động
    • Tác giả ủy quyền
    • Quyền lợi
    • Điều kiện thành viên
    • Hướng dẫn đăng ký
    • Báo cáo hoạt động
    • Thông báo
  • Tác giả
    • Quyền tác giả
    • Tác phẩm đi tìm tác giả
    • Đăng nhập
  • Người dùng
    • Thủ tục cấp phép
    • Loại hình sử dụng
    • Biểu mức
    • Văn bản pháp luật
      • Luật Việt Nam
      • Luật Quốc tế
      • Nghị định
      • Thông tư
    • Những điều cần biết
  • Hợp tác quốc tế
    • VCPMC VỚI CISAC
    • VCPMC VỚI CMOs
  • Tin tức - sự kiện
    • Tin mới
    • Câu chuyện tác quyền
  • Tư vấn pháp lý