Thư viện Liên hệ Thành viên
VCPMC - Trung tâm Bảo vệ Quyền tác giả Âm nhạc Việt Nam.
  • Về VCPMC  
    • Cơ cấu tổ chức
    • Nguyên tắc hoạt động
    • Tác giả ủy quyền
    • Quyền lợi
    • Điều kiện thành viên
    • Hướng dẫn đăng ký
    • Báo cáo hoạt động
    • Thông báo
  • Tác giả  
    • Quyền tác giả
    • Tác phẩm đi tìm tác giả
    • Đăng nhập
  • Người dùng  
    • Thủ tục cấp phép
    • Loại hình sử dụng
    • Biểu mức
    • Văn bản pháp luật  
      • Luật Việt Nam
      • Luật Quốc tế
      • Nghị định
      • Thông tư
    • Những điều cần biết
  • Hợp tác quốc tế  
    • VCPMC VỚI CISAC
    • VCPMC VỚI CMOs
  • Tin tức - sự kiện  
    • Tin mới
    • Câu chuyện tác quyền
  • Tư vấn pháp lý
Tác phẩm âm nhạc đi tìm tên tác giả

Tin mới

VCPMC kiến nghị không cấp phép khi chưa có ý kiến tác giả hoặc chủ sở hữu quyền tác giả
Cập nhật: 17/07/2019 Nguồn: Như Ý anninhthudo.vn

Theo quy định hiện hành, hồ sơ xin cấp phép biểu diễn ca khúc, gửi các cơ quan quản lý văn hóa không cần phải có văn bản ghi nhận sự đồng ý từ tác giả hoặc chủ sở hữu quyền tác giả. Liên quan đến quy định này, Trung tâm Bảo vệ quyền tác giả âm nhạc Việt Nam VCPMC đã có kiến nghị ngược lại.

Ngày 15/7, theo thông tin từ bộ phận pháp chế của VCPMC, hiện nay theo yêu cầu của các tác giả trong nước và quốc tế, buộc VCPMC ủy quyền toàn bộ các tác giả cho văn phòng luật sư để văn phòng luật sư làm văn bản gửi các cơ quan quản lý Nhà nước bao gồm: Cục Nghệ thuật Biểu diễn Bộ VHTT&DL, 63 Sở VHTT cả nước kiến nghị về việc không được tùy tiện cấp phép khi chưa có ý kiến tác giả hoặc chủ sở hữu quyền tác giả. Phía VCPMC nhấn mạnh tác phẩm là tài sản riêng của tác giả, vì thế việc cấp phép cần phải có sự đồng ý của tác giả hoặc chủ sở hữu quyền tác giả, tránh tùy tiện, nhất là đối với các ca khúc đã bán độc quyền, người khác không thể tự ý sử dụng.

Cũng theo VCPMC, có hiện tượng một số tác giả khi ký giấy tờ để cho phép ca sĩ được độc quyền bài hát với mục đích biểu diễn, nhưng nhiều ca sĩ/người biểu diễn lại hiểu chưa đúng, hoặc đơn vị tổ chức biểu diễn đã cố ý lợi dụng các giấy tờ này để né tránh việc xin phép, trả tiền nhuận bút cho tác giả và tìm cách đối phó với thủ tục của cơ quan quản lý Nhà nước.

Không chỉ vậy, nhiều tác giả bán độc quyền ca khúc mà mình sáng tác cho ca sĩ, hoặc một số đơn vị mua độc quyền cả nhạc trong nước và quốc tế có thời hạn, trong thời gian đó các ca sĩ hoặc đơn vị, tổ chức khác không được phép sử dụng. Các tác giả này sau đó thông báo cho VCPMC bằng văn bản về việc nếu ca khúc này được cấp phép biểu diễn thì họ sẽ bị kiện. Vì thế, việc cơ quan quản lý văn hóa cấp phép ca khúc mà không có văn bản thỏa thuận từ tác giả hoặc chủ sở hữu quyền tác giả, thì rất dễ dẫn đến hệ lụy không mong muốn, đơn vị cấp phép sẽ liên đới trách nhiệm trước tòa. Bên cạnh đó, việc này có thể vô hình chung góp phần hợp thức hóa cho các đơn vị tổ chức biểu diễn không thực thi nghiêm túc nghĩa vụ bản quyền.

Trong khi đó, nghĩa vụ thực hiện quyền tác giả đã được pháp luật quy định rõ ràng, đầy đủ căn cứ theo khoản 2, điều 20 Luật Sở hữu trí tuệ: “Các quyền quy định tại khoản 1 Điều này do tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả độc quyền thực hiện hoặc cho phép người khác thực hiện theo quy định của Luật này”, Khoản 3 Điều 20 quy định: “Tổ chức, cá nhân khi khai thác, sử dụng một, một số hoặc toàn bộ các quyền quy định tại khoản 1 Điều này và khoản 3 Điều 19 của Luật này phải xin phép và trả tiền nhuận bút, thù lao, các quyền lợi vật chất khác cho chủ sở hữu quyền tác giả”.

Tạ Quang Thắng - tác giả của ca khúc "Sống như những đóa hoa" vừa lên tiếng khẳng định phía anh không đồng ý để bài hát này được hát trong đêm "Tôn vinh Nữ hoàng thương hiệu Việt Nam 2019" mặc dù tiết mục này đã được phía Sở VHTT&DL Vĩnh Phúc cấp phép biểu diễn trên sân khấu chương trình. 

Theo thống kê của VCPMC, trong thời gian vừa qua, số lượng chương trình biểu diễn có hành vi xâm phạm quyền tác giả lên tới con số hàng trăm chương trình chỉ tính riêng các chương trình quy mô lớn mà VCPMC phát hiện được. Trong đó, nhiều đơn vị tổ chức các “show” lớn, xong thì xóa tên công ty và thành lập công ty mới. VCPMC đánh giá hành vi xâm phạm quyền tác giả là cố ý bởi lẽ mặc dù Trung tâm đã nỗ lực gửi cảnh báo, đề nghị đến các đơn vị tổ chức biểu diễn song hầu hết các đơn vị đều tìm cách né tránh thực hiện quy định về quyền tác giả, dẫn đến tình trạng quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của tác giả bị xâm phạm và không được tôn trọng, khiến nhiều tác giả bức xúc.

Việc kiểm tra, xử lý vi phạm trên thực tế thời gian qua còn gặp nhiều khó khăn theo VCPMC là bởi tình trạng các vụ vi phạm xảy ra tràn lan, thách thức và hết sức tinh vi khiến cho việc xử lý, “hậu kiểm” chưa thể đáp ứng kịp thời và giải quyết dứt điểm. Bên cạnh các vụ việc được giải quyết bằng biện pháp dân sự thì việc khởi kiện ra tòa án có thẩm quyền cũng không đạt hiệu quả, thời gian kéo dài, chi phí tốn kém. Cụ thể, theo con số VCPMC cung cấp thì trong số 8 vụ việc khởi kiện ra tòa án trong thời gian qua tính riêng lĩnh vực biểu diễn, đến nay vẫn chưa có vụ việc nào được đưa ra xét xử, chưa kể một số vụ cũng chưa được tòa án thụ lý theo thủ tục.

VCPMC kiến nghị cơ quan quản lý văn hóa quy định lại việc hồ sơ xin cấp phép phải có sự đồng ý từ tác giả hoặc chủ sở hữu quyền tác giả

“Tuy nhiên, thực tế cho thấy, dù có áp dụng đầy đủ các biện pháp để bảo vệ quyền theo quy định của pháp luật, thì với thực trạng vi phạm về quyền tác giả hiện nay, các biện pháp xử lý vi phạm đều rất khó để ngăn ngừa hành vi xâm phạm, khó tác động kịp thời đến nhận thức, ý thức pháp luật của người sử dụng âm nhạc; trường hợp vụ việc nếu được giải quyết xong và bên vi phạm đã bồi thường thiệt hại thì quyền tác giả cũng đã bị xâm phạm, hậu quả đã xảy ra và những tổn thương tinh thần của tác giả khó có thể bù đắp.”– phía VCPMC bày tỏ.

Trên cơ sở những tồn tại này, VCPMC đề xuất Chính phủ,  Bộ VHTT&DL xem xét lại sự bất cập, hệ lụy và những thiệt hại đối với tác giả, người sáng tạo từ việc hủy bỏ quy định về quyền tác giả tại Nghị định số 142/2018/NĐ-CP quy định hồ sơ xin cấp phép phải có văn bản thỏa thuận được sự đồng ý của tác giả hoặc chủ sở hữu quyền tác giả - PV. Ngược lại, VCPMC cho rằng, cần thiết phải có quy định rõ, cụ thể về thực hiện nghĩa vụ xin phép và trả tiền sử dụng quyền tác giả tại hồ sơ, thủ tục cấp giấy phép tổ chức biểu diễn nghệ thuật và giấy phép phê duyệt nội dung sản phẩm có liên quan đến nghệ thuật biểu diễn tại Dự thảo Nghị định quy định về hoạt động nghệ thuật biểu diễn; trình diễn thời trang; thi người đẹp và người mẫu; lưu hành, kinh doanh các sản phẩm có liên quan đến nghệ thuật biểu diễn dưới các định dạng khác nhau.

Quyền tác giả

Quyền tác giả là gì?

Tác phẩm Âm nhạc – đối tượng được bảo hộ...

Khai thác, cấp phép quyền tác giả âm nhạc

Hợp tác quốc tế

Đẩy mạnh hợp tác quốc tế trong bảo vệ bản...

Bjorn Ulvaeus được bổ nhiệm làm Chủ tịch CISAC

Phiên họp trù bị của Hội đồng Ủy ban châu...

Tin tức - sự kiện

PGS. TS. Nhạc sĩ Nguyễn Lân Cường qua đời ở...

Hội nghị Uỷ ban châu Á Thái Bình Dương...

Giao lưu và giới thiệu về bản quyền trong lĩnh...

Tin bài cùng chuyên mục

PGS. TS. Nhạc sĩ Nguyễn Lân Cường qua đời ở tuổi 84

Cập nhật:06/05/2025

Trung tâm Bảo vệ quyền tác giả âm nhạc Việt Nam vô cùng thương tiếc báo tin: PGS. TS. Nhạc sĩ Nguyễn Lân Cường đã trút hơi thở cuối cùng vào...

Hội nghị Uỷ ban châu Á Thái Bình Dương CISAC 2025: Thúc...

Cập nhật:28/04/2025

Từ ngày 22 đến ngày 23/4/2025, Hội nghị của Ủy ban châu Á Thái Bình Dương CISAC (APC) diễn ra tại thủ đô Manila, Philippines. Sự kiện do Hiệp...

Giao lưu và giới thiệu về bản quyền trong lĩnh vực âm nhạc...

Cập nhật:23/04/2025

Hưởng ứng Ngày Sở hữu trí tuệ thế giới 26/4, Cục Bản quyền tác giả (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) vừa phối hợp Sở Văn hóa và...

<
Bản quyền thuộc về VCPMC

Trung tâm bảo vệ Quyền tác giả Âm nhạc Việt Nam

  • Địa chỉ: Số nhà 23, hẻm 5, ngách 2, ngõ 397 đường Phạm Văn Đồng, phường Xuân Đỉnh, quận Bắc Từ Liêm, thành phố Hà Nội.
  • Điện thoại: (+84024) 3762 4718 l (+84024) 3762 4719
  • Email: info@vcpmc.org
  • Chi nhánh phía Nam: số 91-93 đường số 5, phường An Phú, thành phố Thủ Đức, Hồ Chí Minh (Tòa nhà VCPMC Crescendo).
  • Điện thoại: (+84028) 3829 9225 l (+84028) 3910 2385
  • Văn phòng đại diện tại Đà Nẵng: 168 Lý Tự Trọng, phường Thanh Bình, quận Hải Châu, Đà Nẵng
  • Điện thoại: (+84023) 63898458
  • Chịu trách nhiệm nội dung: Tổng Giám đốc - NSƯT.NS. Đinh Trung Cẩn

Website đang trong quá trình hoàn thiện, một số chức năng có thể lỗi khi vận hành

Liên kết nhanh
    • Về VCPMC
    • Tác giả
    • Người dùng
    • Hợp tác quốc tế
    • Tin tức - sự kiện
    • Cẩm nang
    • Liên hệ
Kết nối với VCPMC
Facebook
android-qr

Google Play

ios-qr

Appstore

  • Trang chủ
  • Về VCPMC
    • Cơ cấu tổ chức
    • Nguyên tắc hoạt động
    • Tác giả ủy quyền
    • Quyền lợi
    • Điều kiện thành viên
    • Hướng dẫn đăng ký
    • Báo cáo hoạt động
    • Thông báo
  • Tác giả
    • Quyền tác giả
    • Tác phẩm đi tìm tác giả
    • Đăng nhập
  • Người dùng
    • Thủ tục cấp phép
    • Loại hình sử dụng
    • Biểu mức
    • Văn bản pháp luật
      • Luật Việt Nam
      • Luật Quốc tế
      • Nghị định
      • Thông tư
    • Những điều cần biết
  • Hợp tác quốc tế
    • VCPMC VỚI CISAC
    • VCPMC VỚI CMOs
  • Tin tức - sự kiện
    • Tin mới
    • Câu chuyện tác quyền
  • Tư vấn pháp lý